Sáng nay 30 tháng 5 năm 2019 tại Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội, sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội long trọng tổ chức Lễ khai mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm năm 2019.
Văn nghệ chào mừng
Khai Mạc Hội thi thiết bị đào tạo tự làm thành phố Hà Nội năm 2019
Đồng chí Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và Đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội -Trưởng ban tổ chức Hội thi tặng cờ lưu niệm cho 19 đơn vị tham gia.
Về dự lễ khai mạc có đồng chí Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội -Trưởng ban tổ chức Hội thi, đại diện lãnh đạo các trường, các nhà giáo trong Ban giám khảo, các tác giả/ nhóm tác giả của 54 thiết bị đào tạo dự thi, các em HSSV các trường và đông đủ các phóng viên báo, đài, truyền hình về đưa tin.
Đồng chí Nguyễn Thanh Nhàn - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Hà Nội - Trưởng ban tổ chức Hội thi phát biểu khai mạc Hội thi
Đồng chí Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu tại Lễ khai mạc.
Hội thi năm nay có 19 đơn vị tham dự, với tổng số thiết bị đăng ký dự thi là 54 thiết bị. Tác giả/nhóm tác giả dự thi đều là những giáo viên có kỹ năng nghề cao và đã từng thiết kế, chế tạo thành công những sản phẩm đạt chất lượng cao và đang áp dụng cho công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các thiết bị đăng ký dự thi chia thành 7 tiểu ban: Cơ khí - Động lực 1 (7 thiết bị), Cơ khí - Động lực 2 (7 thiết bị), Điện 1( 8 thiết bị), Điện 2( 8 thiết bị) Điện tử (9 thiết bị), Công nghệ thông tin (8 thiết bị), Tổng hợp (7 thiết bị). Đây là con số không lớn nhưng thể hiện sự nỗ lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong phong trào sáng tạo, tự làm thiết bị phục vụ công tác dạy và học nghề.
Cô giáo Vương Thị Tân - Giáo viên Trường Trung cấp nghề Cơ khí I Hà Nội đang thực hiện bài thuyết trình trong hội thi
Hội thi thiết bị đào tạo tự làm Thành phố Hà Nội năm 2019 là cơ hội để đội ngũ cán bộ, giáo viên thể hiện niềm say mê nghiên cứu khoa học, phát huy tiềm năng trí tuệ, sự sáng tạo để tạo ra các thiết bị đào tạo có tính ứng dụng cao vào thực tiễn, gắn lý thuyết với thực hành tại các cơ sở giáo dục nghề nghệp. Đồng thời đây cũng là dịp để các cơ sở dạy nghề trên địa bàn thành phố học hỏi lẫn nhau về khả năng ứng dụng thiết bị trong công tác giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác đào tạo nghề, khơi dậy và nhân rộng phong trào tự làm thiết bị đào tạo trong toàn Thành phố; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.